Chắc hẳn nhiều trader rơi vào tình trạng tài khoản chia 5 chia 10 hoặc thậm chí là “bay màu” chỉ vì không cắt lỗ. Cũng như chốt lời, cắt lỗ rất quan trọng trong trading. Cùng tìm hiểu Stop loss là gì qua bài viết sau.
1. Stop loss là gì?
Stop loss (cắt lỗ) hoạt động bằng cách tự động đóng vị thế khi giá chạm mức giá được cài đặt sẵn. Mức giá này được gọi là điểm dừng lỗ. Lệnh cắt lỗ được sử dụng để giảm thiểu rủi ro cho nhà giao dịch khi họ dự đoán sai xu hướng của thị trường.
Lệnh dừng lỗ chỉ một mức giá cố định thấp hơn giá mua, do nhà giao dịch chọn. Nếu thị trường đi ngược với phân tích (kỳ vọng) và đến đúng điểm dừng lỗ, thì hệ thống sẽ đóng giao dịch (bán ra). Ngược lại, nếu giá không đạt đến điểm dừng thì lệnh sẽ không được thực hiện.
Ví dụ: Bạn phân tích và nhận thấy $42,000 là vùng hỗ trợ mạnh của BTC. Vì thế bạn đã đặt lệnh Buy BTC/USD ở mức giá này và đặt stoploss ở mức $41,000.
Lệnh cắt lỗ sẽ được kích hoạt khi BTC giảm qua hỗ trợ và chạm mức $42,000. Ngược lại, khi BTC tăng giá thì lệnh chốt lời này sẽ không được thực hiện.
2. Có cần phải đặt Stop loss không?
Lệnh Stoploss giúp trader giới hạn mức lỗ tối đa mà họ có thể chấp nhận. Khi giá chạm đến điểm cắt lỗ, lệnh này sẽ được kích hoạt để đảm bảo rằng bạn không bị mất nhiều tiền hơn nếu giá tiếp tục giảm mạnh. Vì thế, lệnh stoploss rất cần thiết với những bạn giao dịch đòn bẩy lớn – trade margin/futures. Stoploss giúp bạn bảo toàn số vốn mình đang có.
Bên cạnh đó, mỗi đồng coin đều sẽ có các mức hỗ trợ kháng cự (vùng giá khi breakout sẽ tăng hoặc giảm mạnh). Khi xác định đúng các vùng này, bạn chỉ cần đặt stoploss dưới hỗ trợ (lệnh buy) và trên kháng cự (lệnh sell) một chút => Giúp hạn chế thua lỗ.
3. Chiến lược đặt lệnh Stoploss hiệu quả
- Sử dụng tỉ lệ R:R (Risk:Reward) cố định: Risk phải thấp hơn hoặc bằng Reward).
- Sử dụng các đường trung bình MA đóng vai trò như kháng cự hỗ trợ di động.
- Sử dụng fibonacci để xác định kháng cự hỗ trợ (đặt stoploss dưới hỗ trợ và trên kháng cự).
- Sử dụng tín hiệu phân kỳ của một số chỉ báo động lượng xác định thời điểm giá đảo chiều của giá.
- Dựa trên các mô hình nến đảo chiều hoặc Price Action.
Để tìm hiểu về cách sử dụng các chỉ báo kỹ thuật áp dụng khi trade coin, bạn tìm hiểu tại đây.
4. Một số sai lầm khi đặt lệnh Stoploss
Điểm đặt stoploss quá xa
Đặt Stoploss xa sẽ giúp bạn yên tâm khi nghĩ rằng lệnh này khó kích hoạt cũng như hạn chế việc bị thị trường (sàn giao dịch) quét Stoploss. Tuy nhiên, nếu thị trường đảo chiều đột ngột hoặc những phân tích bạn đầu của bạn là sai thì số tiền thua lỗ sẽ khá lớn.
Điểm đặt stoploss quá gần
Trái ngược với đặt stoploss quá xa, khi điểm đặt Stoploss gần sẽ khiến lệnh của bạn rất dễ bị sàn quét Stoploss – những chuyển động nhỏ sẽ kích hoạt lệnh bán không cần thiết.
Liên tục dời điểm Stoploss
Dời Stoploss chỉ thích hợp khi lệnh giao dịch của bạn đang có lợi nhuận. Khi đó, bạn nên dời Stoploss về entry (đặt Stoploss dương) để bảo toàn số vốn mình đang có.
Trong trường hợp giá không theo đúng phân tích, và tiến gần đến điểm Stoploss. Bạn hãy chấp nhận thua lỗ thay vì liên tục dời Stoploss để “cứu vớt” lệnh này.
5. Các tips & lưu ý khi đặt lệnh cắt lỗ
Lệnh cắt lỗ khá có ích với những trader ngắn hạn (day trader). Bạn hãy lưu ý một số điều sau trong quá trình giao dịch:
- Khi đã đặt lệnh Stoploss, bạn hãy để đó và chờ lệnh tự thực hiện. Hạn chế gỡ lệnh hay thay đổi điểm Stoploss khi thua lỗ.
- Lệnh Stoploss sẽ phát huy công dụng tối đa nếu bạn xác định chính xác điểm cắt lỗ. Mà việc này yêu cầu trader phải có kiến thức và kỹ năng phân tích kỹ thuật, chiến lược giao dịch tốt. Vì thế, bạn hãy dành thời gian nghiên cứu, học hỏi để nâng cao kỹ năng.
- Thông thường không có phương pháp xác định điểm dừng lỗ nào hiệu quả mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược mục tiêu của từng trader.
6. Tổng kết
- Hầu hết các day trader đều có lợi hơn khi thực hiện lệnh stoploss.
- Lệnh stoploss giúp hạn chế việc trader thua lỗ quá nhiều hoặc bảo toàn số vốn khi đã có lợi nhuận.
- Ưu điểm chính của lệnh stoploss là không cần phải theo dõi thị trường thường xuyên, có thể quản lý lệnh tự động, tiết kiệm thời gian khá nhiều.
- Bất lợi của lệnh stoploss là sự biến động giá trong thời gian ngắn có thể kích hoạt lệnh Stoploss không cần thiết (bị quét stoploss).
Theo dõi tin tức mới nhất về Blockchain trên các kênh của XGems Capital
Lưu ý : Nội dung bài viết dựa trên phân tích từ nhiều nguồn dữ liệu và là các quan điểm riêng của đội ngũ XGems Capital, bạn cần cẩn trọng khi đưa ra các quyết định đầu tư cá nhân. XGems Capital chúc bạn có những quyết định đầu tư đúng đắn và đạt được nhiều thành công.